một thời gian sau khi trào lưu smartphone "fullhd" nở rộ khắp nơi thì lg cuối cùng cũng đã tham gia vào cuộc chơi với optimus g pro. đây được coi là phiên bản optimus g phóng to với nhiều nâng cấp sáng giá.


điện thoại lg optimus g pro
1. về thiết kế
lg optimus g pro sở hữu một thiết kế khá lớn và phần nào có nét giống với đối thủ note ii từ samsung. tuy nhiên, đội ngũ thiết kế của lg đã chú tâm hơn vào các đường nét chi tiết của g pro. đầu tiên là viền màn hình. dù cùng sở hữu kích thước màn hình 5,5 inch nhưng lg optimus g pro có bề rộng nhỏ hơn note ii do máy có viền màn hình rất mỏng và chỉ dày hơn viền vega iron, chiếc smartphone "không viền màn hình" một chút. lg optimus g pro cũng trang bị một phím home lớn ở mặt trước và đây cũng là nơi tích hợp hệ thống đèn thông báo. phím bấm này tuy dài nhưng hơi dẹt nên cảm giác bấm chưa thật sự "thích".


thiết kế của lg optimus g pro
phần mặt kính bảo vệ màn hình của lg optimus g pro được cắt giống như iphone 5 và htc one nên dù có kích thước lớn, cảm giác cầm lg optimus g pro trong tay vẫn khá thoải mái. nắp lưng của smartphone này có hoa văn được kế thừa từ nexus 4 hay optimus g với các hoạt tiết ca ro bắt mắt. tuy nhiên, cách sắp xếp đối xứng của loa và đèn flash ở hai bên camera trông có vẻ phá cách nhưng chưa thật sự hợp lý lắm. lg optimus g pro có thêm tùy chọn nắp lưng kèm với vỏ bảo vệ flip cover và khi gắn vào máy thì cảm giác cầm thiết bị trên tay sẽ càng trở nên vướng víu hơn. flip cover này cũng được tính hợp nam châm giúp tắt màn hình máy sau khi đóng lại. một thay đổi nhỏ trên thiết kế của lg optimus g pro nằm ở phím bấm qbutton nằm ở cạnh trái của máy. với phím này, người dùng có thể gán cho một số chức năng nhất định, ví dụ như chụp ảnh màn hình nhanh.


phím home phát sáng đẹp
nhìn chung, lg optimus g pro dù sở hữu màn hình kích thước có thể nói là lớn nhất nhì hiện nay (chỉ nhỏ hơn xperia z ultra) nhưng vẫn tạo cho người dùng cảm giác thoải mái khi cầm trên tay. lg cũng bổ sung chế độ sử dụng máy chỉ bằng một tay dành cho những người bận rộn. khi kích hoạt chức năng này, một số thành phần như bàn phím số trong ứng dụng gọi điện sẽ được thu nhỏ và nằm gọn ở một bên màn hình


nắp lưng có họa tiết cảo của lg optimus g pro
2. về màn hình
lg optimus g pro là chiếc điện thoại đầu tiên của lg được trang bị màn hình độ phân giải fullhd (1080 x 1920 điểm ảnh). màn hình true full hd ips plus này có kích thước 5,5 inch và mật độ điểm ảnh đạt 401 ppi. nhờ vậy, các ký tự, hình ảnh thể hiện trên đó rất sắc nét. tuy nhiên, phiên bản lg optimus g pro trong bài viết này là máy dành cho thị trường hàn quốc nên có thể có đôi chút khác biệt so với phiên bản quốc tế sắp được bán ra tại việt nam trong thời gian tới. màu sắc của chiếc máy này hơi ngả sang màu xanh dương, dù rất ít nhưng vẫn có thể khiến những người dùng khó tính cảm thấy không vừa lòng. dù sao thì màn hình này vẫn cho độ sáng khá tốt khi nhìn ngoài nắng.
3. điều khiển hồng ngoại



màn hình full hd của lg optimus g pro
một điều khá thú vị là các hãng điện thoại đến từ hàn quốc đều trang bị cho những siêu phẩm vừa ra mắt gần đây một tính năng "mới mà không mới" đó là cổng hồng ngoại. bên cạnh galaxy s4 của samsung thì lg optimus g pro cũng có sẵn tính năng này. giờ đây, người dùng có thể điều khiển các thiết bị như tv, đầu máy hay điều hòa trong nhà chỉ với một thiết bị duy nhất. tuy nhiên, lg optimus g pro nên bổ sung thêm nhiều lựa chọn thiết bị hơn trong thời gian tới. hiện tại, ứng dụng qremote của lg mới chỉ hỗ trợ một vài thương hiệu nhất định.
4. hiệu năng
được trang bị một cấu hình tiêu chuẩn của các dòng máy cao cấp với bộ xử lý snapdragon 600 lõi tứ tốc độ 1,7 ghz cùng đồ họa adreno 320 nên lg optimus g pro cho hiệu năng hoạt động khá ổn định. với nhu cầu sử dụng bình thường, máy hầu như không hề gặp hiện tượng treo hay lag. chỉ khi nào xử lý các tác vụ nặng hơn như benchmark hay chơi game đồ họa chi tiết cao thì g pro cũng chỉ hơi nóng hơn bình thường một chút.


lg optimus g pro cho hiệu năng khá ổn định
được trang bị pin dung lượng lên tới 3140 mah nên lg optimus g pro có thời gian sử dụng khá tốt. chỉ với một lần sạc qua đêm, máy có thể hoạt động từ sáng sớm cho đến tối khuya mới cần tiếp thêm năng lượng. nhìn chung thì đây là mức sử dụng hợp lý trong thời điểm hiện tại khi mà phần lớn smartphone trên thị trường chỉ có thể trụ được khoảng nửa ngày với kết nối 3g.
5. phần mền
lg optimus g pro được cài sẵn hệ điều hành android 4.1.2 đã tùy biến. lg đã mang bộ phần mềm truyền thống của họ lên thiết bị này bao gồm qslide, qremote, qmemo… thêm vào đó, lg optimus g pro cũng có chức năng smart screen giúp cho màn hình luôn sáng khi người dùng đang nhìn thẳng vào máy. một điểm trừ cho g pro nằm ở thanh thông báo. lg đã nhồi nhét quá nhiều thứ vào đây, khiến cho không gian dành cho thông báo chỉ còn một nửa màn hình.

6. camera
các dòng điện thoại của lg vốn không được đánh giá cao về khả năng chụp ảnh nhưng lg optimus g pro lại là một ngoại lệ. camera của g pro đã được cải tiến hơn so với những người tiền nhiệm mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ như hình bị rung, lấy nét sai trong điều kiện ánh sáng yếu.


camera của lg optimus g pro

về phần mềm, lg đã mang rất nhiều tính năng chụp ảnh trên các smartphone android của họ lên lg optimus g pro và nâng cấp thêm một chút. ứng dụng camera trên máy có rất nhiều chức năng chụp đa dạng từ panorama, vr panorama, chụp hdr, chụp "xóa mụn" beauty shot hay time machine giúp chúng ta chọn ra khoảnh khắc đẹp nhất… camera này còn có thể thực hiện lệnh chụp khi người dùng nói một số câu lệnh nhất định như "kim chi".
(theo nguồn tapchimobile.org)