1. Nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập về nhân lực du lịch
Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, là nền tảng của một hoạt động từ xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển và tổ chức các hoạt động cụ thể hướng đến thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đào tạo để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập không phải là ngoại lệ, và để đạt được mục tiêu đó cần có được nhận thức chung của xã hội, đặc biệt là “quan thức” về vấn đề này.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Tuy nhiên, nhận thức này cần được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lao động, theo đó cần coi đào tạo nguồn nhân lực du lịch hướng đến chuẩn quốc tế là ưu tiên hàng đầu và được xem là khâu đột phá có nghĩa đặc biệt quan trọng để du lịch Việt Nam có thể hội nhập được đầy đủ với khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn trước mắt cần ưu tiên xây dựng và thực hiện chuẩn hóa một bước nhân lực du lịch từ quản lý du lịch (nhà nước và doanh nghiệp) đến các vị trí nghiệp vụ du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế về lao động.

Các bài có thể xem thêm:
+ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ đề tài phát triển nguồn nhân lực
+ dịch vụ viễn thông

2. Tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành, có tham khảo hệ thống đào tạo ở các nước có du lịch phát triển để đảm bảo cơ cấu đào tạo du lịch ở các cấp là hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế. Đặc biệt cần sớm xây dựng và thực hiện đề án thành lập Học viện Du lịch hoặc Đại học Du lịch ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Đây sẽ là cơ sở đào tạo đội ngũ lao động du lịch trình độ cao, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt trong hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam.

Đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch cần đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên của các cơ sở đào tạo Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập nghề du lịch có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, đặc biệt là tham quan, học tập nâng cao trình độ giảng dạy ở ngoài nước. Chú trọng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.

Có chính sách khuyến khích mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển sang Việt Nam tham gia giảng dạy, đặc biệt với những môn mới hoặc những môn mà Việt Nam còn ít các giảng viên, chuyên gia có trình độ cao. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để thu hút sự tham gia tích cực của nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân có kinh nghiệm, các nghệ nhân, chuyên gia, kỹ thuật viên có kỹ năng nghề cao vào hoạt động đào tạo để nâng cao tính thực tiễn của các chương trình đào tạo du lịch.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, cần tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch đạt trình độ khu vực và quốc tế và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo du lịch. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành và đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi chương trình khung đào tạo chuyên ngành du lịch bậc trung học chuyên nghiệp; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học, chương trình đào tạo du lịch liên thông các bậc đào tạo thống nhất cả nước. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng các chương trình khung đào tạo du lịch trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Việc xây dựng các khung chương trình đào tạo trên cần được tính đến yếu tố hội nhập để đảm bảo các chương trình khung đào tạo phù hợp với chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế. Theo đó cần tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, giáo trình môn học, mô đun. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo du lịch các cấp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; tiếp cận dần yêu cầu năng lực làm việc trong các lĩnh vực của ngành, trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, mang nét đặc trưng của Việt Nam, đảm bảo liên thông giữa các bậc đào tạo.

Chuyển đổi mạnh sang đào tạo theo mô đun, tín chỉ để tạo điều kiện cho nhân lực ngành du lịch có thể học suốt đời để nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết.

Trong quá trình xây dựng các khung hoặc chương trình đào tạo ở các cấp cần mời các chuyên gia, các giảng viên quốc tế có kinh nghiệm cùng tham gia thực hiện.

3. Đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch
Để nâng cao tính mở cũng như chất lượng đào tạo du lịch, cần có cơ chế khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo liên thông và liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong nước với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nước ngoài.

Đây là phương thức quan trọng để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong nước hướng tới tiệm cận các chuẩn quốc tế về đào tạo.

Chú trọng tạo cơ chế và khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có uy tín, thương hiệu. Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế.

4. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Du lịch trong hoạt động đào tạo
Hiệp hội Du lịch là tổ chức đại diện của doanh nghiệp du lịch, vì vậy Hiệp hội Du lịch có vai trò “cầu nối” đặc biệt quan trọng giữa hoạt động kinh doanh du lịch với hoạt động đào tạo du lịch. Nói một cách khác Hiệp hội Du lịch phải là nơi cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo du lịch về nhu cầu lao động ở các trình độ và kỹ năng nghề khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Căn cứ nhu cầu nhân lực du lịch qua từng thời kỳ, khung chương trình đào tạo du lịch các cấp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự cân bằng “Cung – Cầu” giữa nguồn nhân lực được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch.

Hiệp hội Du lịch cũng sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng khung các chương trình đào tạo cũng như quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch, phù hợp với các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Với vai trò của mình, Hiệp hội Du lịch cũng sẽ là cầu nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các hoạt động thực tập trong khuôn khổ các chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế đã được thiết lập.

Việc thực hiện đồng bộ một số giải pháp quan trọng trên sẽ góp phần tích cực tăng cường hoạt động đào tạo nhân lực du lịch hướng đến các chuẩn mực khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của du lịch Việt Nam