Hướng dẫn soạn bài Đồng chí của Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn 9

Soạn bài Đồng chí lớp 9 ngắn gọn - Tình đồng chí thật thiêng liêng, giản dị và chân thành

Trong kháng chiến, tình đồng chí tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiêng liêng, gắn bó. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Đồng chí do Chính Hữu sáng tác. Bài thơ được viết vào giai đoạn nước ta đang kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã thể hiện được tình đồng chí, đồng đội sẵn sàng hi sinh để giành nền độc lập cho nước nhà. Sức mạnh đồng đội, đồng chí cùng vẻ đẹp tinh thần của người lính đã được tác giả khắc họa rất rõ nét, giàu tính biểu cảm. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của bài thơ, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Đồng chí trong Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất.

[IMG]http://file.**********/hinh/2017/12/dong-chi.jpg[/IMG]

Câu 1:
Trả lời:
Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt ở chỗ tác giả chỉ ghi đúng 2 từ: Đồng chí.
Mạch cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ đã được Chính Hữu triển khai theo 2 mạch: bắt đầu từ tình cảm riêng tư (anh và tôi) sau đó phát triển, tạo nên tình đồng chí, đồng đội có chung nhiệm vụ, mục đích.
Dòng thơ thứ 7 mặc dù chỉ có 2 từ đơn giản là Đồng chí nhưng qua đó tác giả muốn nhấn mạnh cụm từ này, làm nổi bật được tình đồng chí vô cùng thiêng liêng.

Câu 2:
Trả lời:
Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí. Đấy là những cơ sở sau:
- Xuất thân cùng gia cảnh làng quê nghèo khổ, cùng giai cấp. (Quê hương anh … cày lên sỏi đá)
- Cùng một lòng yêu nước, chung chí hướng, chung nhiệm vụ kháng chiến giành độc lập và cùng chịu đựng những nỗi đau, gian khổ. (Anh với tôi …sát bên đầu)
Từ những cơ sở trên, Chính Hữu đã cho chúng ta thấy rõ được tình đồng đôi là như thế nào, và những gian khổ mà họ phải gánh chịu vì một nhiệm vụ giành độc lập cho Tổ quốc.

Câu 3:
Trả lời:
Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng trong bài thơ là:
- Sẵn sàng hi sinh để giành độc lập cho Tổ quốc, gửi ruộng nương nhờ chăm sóc. (Ruộng nương anh … kệ gió lung lay)
- Phải chịu đựng trong môi trường chiến tranh khốc liệt mà điều kiện sinh hoạt cũng thiếu thốn. (Áo anh rách … vài mảnh vá)
- Luôn sát cánh chiến đấu cùng nhau, luôn có ý chí, niềm hi vọng mãnh liệt về nền hòa bình độc lập dân tộc.

Câu 4:
Trả lời:
Những câu thơ “Đêm nay rừng … trăng treo” mang đến cho em suy nghĩ về người lính và cuộc chiến đấu:
- Ba hình ảnh gắn kết được nổi bật trong các câu thơ đó là: người lính, khẩu sung và vầng trăng.
- Cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, nơi núi rừng hoang sơ, đầy hiểm trở, trời đầy sương muối lạnh buốt cả người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, thì người lính vẫn mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu. Gần như họ không biết lạnh, gian khổ bởi nhờ có tình đồng chí, đồng đội đã sưởi ấm lẫn nhau.
- Chính Hữu cũng đã khắc họa được hình ảnh tình đồng chí, đồng đội vô cùng đẹp đẽ, giản dị, luôn kề vai sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
- Tác giả đưa vào câu thơ hình ảnh vầng trăng treo trên đầu súng như muốn bày tỏ niềm hi vọng một nền độc lập, tự do cho đất nước.

Câu 5:
Trả lời:
Qua bài thơ Đồng chí, em đã có cái nhìn sâu sắc hơn về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp:
- Tình đồng đội, đồng chí giữa những người lính thật giản dị, mộc mạc và đầy tình cảm, không có cái gì có thể cản trở.
- Những người lính không hề biết sợ hãi mà luôn cố gắng đặt mục tiêu cao nhất đó là giành độc lập cho dân tộc. Cả một đời người của họ gần như là sát cánh cùng với đồng đội và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
- Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội vô cùng mạnh mẽ. Những người lính sống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau mặc dù họ không phải là những người máu mủ ruột thịt.
=> khắc họa rõ hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

Trên đây là bài soạn Đồng chí của Chính Hữu, qua bài thơ này chúng ta đã cảm nhận được sâu sắc hơn về những khó khăn, gian khổ mà ông cha ta thời xưa phải trải qua. Những hình ảnh về tình đồng chí, đồng đội thật giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng sức mạnh vô biên. Hi vọng qua bài soạn các em đã tiếp thu được nội dung cũng như giá trị của bài học. Hẹn gặp lại các em trong các bài soạn văn 9 tiếp theo.