Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng nước là một trong những vấn đề quan trọng mà chúng ta phải nắm rõ. Xong đã bao giờ bạn tò mò chúng được cấu tạo thế nào, vận hành và họa động ra sao hay chưa? Bạn còn chờ gì mà không xem ngày bài viết dưới đây. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Để tăng cường độ bền cho đồng hồ nước, người ta linh hoạt thay đổi các chất liệu của đồng hồ, từ nhựa, đồng hay inox thì gang cũng được đánh giá là một chất liệu tiềm năng khi mà nó có độ cứng cao và chống được tình trạng oxi hóa bên ngoài môi trường.
Tuy phần bộ đếm khá nhỏ trong chiếc đồng hồ nước nhưng nó lại chứa một chức năng vô cùng quan trọng và có thể đánh giá là quan trọng nhất trong một chiếc đồng hồ. Với cấu trúc cánh quạt nối với bộ đếm bằng một trục liền và trục này từ từ chuyển động lên xuống để giúp bộ đếm hoạt động tốt hơn. Phần cánh quạt của đồng hồ nước có khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực tốt nên hoạt động trong thời gian dài cũng không lo về vấn đề chất lượng.

Răng cưa là một bộ phận đặc biệt nằm bên trong khu vực số của đồng hồ. Để đồng hồ có thể nhảy số cần bánh răng cưa có sắp xếp logic để chồng khớp lên nhau, các cánh cửa xoay đẩy các bánh khác quay, đủ vòng thì số trên mặt đồng hồ sẽ nhảy.

Một thứ mà chúng ta nắm rõ được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thì rất dễ dàng để sử dụng được nó. Ngày nay, việc sử dụng đồng hồ nước là điều cần thiết giúp chúng ta nhận định rõ mình đã sử dụng bao nhiêu. Qua đó đưa ra hướng sử dụng hợp lí và tiết kiệm.

>>> Xem thêm : đồng hồ nước - Nguyên lý vận hành của đồng hồ nước diễn ra như thế nào và gồm những bước gì?