-
Aptomat, sự khác nhau giữa MCB và MCCB
Aptomat, sự khác nhau giữa MCB và MCCB
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat:
Aptomat (MCB hay MCCB) - MCCB Mitsubishi
thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
2. Nguyên lý hoạt động:
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phàn ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phàn ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
II. Phân biệt MCB và MCCB:
Có nhiều loại thiết bị bảo vệ mạng điện nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng, tiêu biểu và thông dụng nhất là MCB (Miniature Circuit Breaker) và MCCB (Molded Case Circuit Breaker), RCD (residual current device), cầu chì...
Để lựa chọn và sử dụng các thiết bị trên, chúng ta nên tham khảo thông tin của từng loại sản phẩm:
1. Tìm hiểu về MCB và MCCB:
- MCCB (moulded case circuit breakers): Áp tô mát kiểu khối. Đây là dạng CB tiêu chuẩn chủ yếu dùng trong công nghiệp, mạch động lực.
- MCB (Minature Circuit Breaker): Áp tô mát loại nhỏ. Đây là dạng CB thu gọn (mini) chủ yếu dùng trong gia dụng, mạch điều khiển.
Có nhiều nguyên cứu về việc phân biệt giữa MCB và MCCB. Tuy nhiên về khía cạnh dân dụng, kinh tế người ta phân biệt hai loại này dựa vào các yếu tố sau:
- MCB: dòng điện không vượt quá 100A, điện áp dưới 1.000V
- MCCB: dòng điện có thể lên tới 1.000A, điện áp dưới 1.000V
- MCCB là dạng vỏ đúc trong một hộp,MCB là các tép ghép lại.
a. Công dụng: dùng để đóng ngắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, bảo vệ an toàn cho con người và cho thiết bị sử dụng điện.
b. Cách lựa chọn: có nhiều cách lựa chọn MCB, MCCB. Tuy nhiên, dù cách nào thì chúng cũng phải thỏa mãn điều kiện IB < In < IZ và ISCB > ISC
Trong đó:
- IB là dòng điện tải lớn nhất;
- In là dòng điện định mức của MCB, MCCB;
- IZ là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất);
- ISCB là dòng điện lớn nhất mà MCB, MCCB có thể cắt;
- ISC là dòng điện ngắn mạch.
Cảm biến quang Schneider
Ví dụ: Một tải một pha sử dụng nguồn điện 220V có dòng điện lớn nhất là 13A và dòng điện ngắn mạch tính toán được là 5KA. Thì ta chọn MCB và dây dẫn như sau: MCB Comet CM216A có dòng định mức là 16A, cường độ cắt lớn nhất là 6KA và dây dẫn Cadivi 2 x 2,5mm2 có dòng cho phép lớn nhất là 18A. Chúng ta nên chọn MCB, MCCB của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường hiện nay như Comet, Clipsal, Hager... vì những sản phẩm này được sản xuất và kiểm tra dưới những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với trường hợp kém chất lượng thì nên thay cái mới, không nên sửa chữa.
2. Tìm hiểu RCD: RCD (residual current device) hoặc ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) hoặc RCCB (residual current circuit breaker)
a. Công dụng: Dùng để ngắt mạch điện một cách tự động khi có hiện tượng dòng rò xảy ra giữa dây qua và dây trung tính hoặc dây nối đất.
b. Một số lưu ý khi kiểm tra và sử dụng RCD:
- RCD không bảo vệ quá tải, không bảo vệ khi có sự số ngắn mạch. RCD là thiết bị bảo vệ, bản thân nó không phải là một thiết bị đóng cắt. Vì vậy, RCD phải dùng kết hợp với thiết bị đóng cắt hạ áp khác... Nhưng có trường hợp các thiết bị đóng cắt hạ áp này bao gồm cả một bộ RCD ngay trong cấu tạo của nó và được gọi chung là RCD hoặc RCCB (residual current circuit breaker).
- Nên kiểm tra RCD hàng tháng, cách để kiểm tra RCD là nhấn vào nút "Test" hoặc là "T" trên thân RCD, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện dòng điện rò. Nếu RCD tác động tốt, thì mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại RCD không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCD hoạt động một cách tốt nhất.
Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân
Trụ sở chính: 12/5C KP Nhi Đồng 2, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Show room: 4A/34 St.1 - Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Dĩ An - Bình Dương
Điện Thoại: 0650 3736679
Fax: 0650 3796512
Email: hoanguyen@khanghuantech.com
Tụ bù hạ thế
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Dự án cao cấp Altara Residences Quy Nhơn được xây dựng bởi Công ty CP Foodinco Quy Nhơn hiện đại đẳng cấp đầy phong cách nhịp sống hài hòa. Altara Residences Quy Nhơn hiện đại đẳng cấp khu phát...
Chung cư cao cấp Altara Residences Quy Nhơn hệ thống đồng bộ