Qui chuẩn chọn thiết bị điện dân dụng - MCCB

1. Những vấn đề chung về hệ thống điện trong công trình dân dụng:

Hệ thống điện trong nhà ở và nhà dân dụng bao gồm các thành tố sau đây:

- Nguồn cung cấp điện

- Các thiết bị quản lý và điều hành hệ thống điện

- Mạng lưới dây dẫn điện

- Các dạng phụ tải tiêu thụ điện ngoài nhà, trong nhà

- Mạng tiếp địa

Hiện nay các đơn vị tư vấn thiết kế thường thiết kế điện theo các tiêu chuẩn sau đây:

+ Chiếu sáng nhân tạo cho các công trình dân dụng (TCXD 16-1986)

+ Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình dân dụng (TCXD 25-1991)

+ Chống sét cho các công trình dân dụng (TCXD 46-1984)

+ Thiết kế đường dây hạ áp trên không đến 1000V (Quy phạm trang bị điện 11 TCN-84 Bộ Điện lực)

+ Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện (TCVN 4756-89).



Hầu hết những tiêu chuẩn này dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và đã ban hành đến nay cũng rất lâu rồi, không phù hợp với tình hình hiện tại.

Nhìn vào năm ban hành, ta thấy TCXD 16-1986 ban hành năm 1986, đến nay đã 21 năm. Trong 21 năm ấy, biết bao thiết bị điện mới, công trình và các ngôi nhà cũng được trang bị thêm rất nhiều thế hệ thiết bị mới. Vật liệu điện đã có nhiều thay đổi và nâng cao tính năng sử dụng. Hay như tiêu chuẩn TCXD 25-1991 cũng đã ra đời được 16 năm rồi. Biết bao nhiêu tiến bộ kỹ thuật trong thời gian ấy.

Đặc biệt là quan điểm sử dụng điện. Trước đây, người thiết kế điện thiết kế với quan điểm là đáp ứng các yêu cầu của công suất sử dụng. Người xây lắp điện cũng theo quan điểm ấy.

Cuộc sống ngày càng văn minh hơn nên quan điểm sử dụng điện cũng thay đổi theo cuộc sống mới ấy. Nay trong thiết kế và xây lắp điện, yêu cầu cơ bản lại là sự an toàn cho con người sử dụng và sống trong môi trường điện

Từ sự bức bách của sản xuất của cuộc sống mới, Tổng Công ty LILAMA đã soạn thảo Tiêu chuẩn về nối đất cho các thiết bị điện công nghiệp và ngày 20-8-2004, Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 319 : 2004 "Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung"


Tiêu chuẩn này đã tham chiếu các tiêu chuẩn của IEC để soạn thảo nhưng nếu không đồng bộ với các tiêu chuẩn khác trong toàn bộ hệ thống điện thì tiêu chuẩn này lại trở nên khó áp dụng. Việc nối đất cho các công trình khác như công trình dân dụng và nhà ở chẳng hạn thì không thể áp dụng TCXDVN 319:2004 , vì tiêu chuẩn này có đối tượng sử dụng là công trình công nghiệp. Sự áp dụng cho các loại công trình khác bằng tiêu chuẩn này sẽ thiếu chặt chẽ. - Relay nhiệt Schneider

Bộ Khoa học và Công nghệ gần đây mới cho ban hành TCVN 7447-5-54:2005 (IEC 60364-5-54:2002) Hệ thống lắp đặt điện cho công trình.

Tiêu chuẩn này đề cập đến tiêu chuẩn cho hệ nối đất cho các ngôi nhà nói chung.

Tại cuộc hội thảo quốc tế về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt điện IEC 60364 ngày 2-12-2003, Bộ Xây dựng khuyến khích các đơn vị tư vấn nên thiết kế điện theo IEC 60364 đã được hầu như tất cả các nước trên thế giới sử dụng.

Tiêu chuẩn IEC 60364 do Hội đồng Kỹ thuật Quốc tế (International Electrotecnical Commission) ban hành theo tinh thần chung là mạng điện sử dụng trong công trình phải đáp ứng các quy định về an toàn cho con người và trang thiết bị.

Đây là tiêu chuẩn mới đối với thị trường nước ta mà rất nhiều dự án đầu tư, nhất là các dự án của nước ngoài và liên doanh yêu cầu thực hiện.

Tinh thần xuyên suốt của bộ tiêu chuẩn IEC 60364 là lấy sự an toàn cho con người và thiết bị làm cơ sở. Sử dụng điện phải an toàn. Vận hành mạng điện phải an toàn và các thiết bị điện phải an toàn.

Điều này phản ảnh trong bộ tiêu chuẩn IEC 60363 là:

Muốn bảo đảm an toàn, mạng điện phải phản ảnh được các yêu cầu bảo vệ sau:

+ Bảo vệ chống điện giật

+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt

+ Bảo vệ chống quá dòng

+ Bảo vệ chống rò điện

+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.


Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân

Trụ sở chính: 12/5C KP Nhi Đồng 2, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Show room: 4A/34 St.1 – Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Dĩ An – Bình Dương

Điện Thoại: 0650 3736679

Fax: 0650 3796512

Email: hoanguyen@khanghuantech.com

Tụ bù hạ thế