Giá điện năm 2017 có sự điều chỉnh như thế nào

Năm 2016 vừa qua, thực hiện chỉ đạo về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ngành điện đã không thực hiện điều chỉnh giá bán điện, góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Xem thêm >>> Giá MCCB Mitsubishi

Tuy nhiên, trong báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết một số chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015, đặc biệt là than, gây mất cân đối trong giá điện. Riêng giá than cho ngành điện đã tăng thêm 7% từ ngày 24.12.2016, làm chi phí đội lên hơn 4.692 tỉ đồng.


Ngoài ra, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của EVN cũng chỉ ra đơn vị này đạt gần 131.000 tỉ đồng doanh thu, tăng hơn 19.200 tỉ so với cùng kỳ năm trước, nhưng chi phí tài chính lại tăng từ 7.681 tỉ (năm 2015) lên gần 15.500 tỉ đồng (2016), khiến EVN lỗ. Được biết mức lỗ do chênh lệch tỷ giá của tập đoàn lên tới 6.371 tỉ đồng, riêng khoản lỗ của công ty mẹ lên tới 929 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ là tỷ giá đồng yen Nhật tăng mạnh.



Trước tình hình tỷ giá chênh lệch, giá nguyên liệu đầu vào của ngành điện tăng đột biến trong cuối năm qua, nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 sẽ phải điều chỉnh tăng giá điện để cân đối chi phí cũng như có nguồn vốn để phát triển nguồn và lưới điện.



Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Điện lực Việt Nam, cho rằng việc tăng tỷ giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện bởi vì thiết bị của ngành điện phần lớn đều phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, đầu vào của ngành điện như than, dầu... cũng phần lớn là nhập khẩu.



Cụ thể hơn về vấn đề tỷ giá, GS Long cho biết tỷ giá đồng yen tăng quá mạnh dẫn đến các khoản nợ ODA tăng cao. EVN lại phải vay nhiều để làm nhà máy điện, trong năm qua đơn vị nào càng vay bằng đồng yen thì càng lỗ. Điển hình là Tổng công ty Phát điện 1 đã vay bằng đồng yen, khi đồng tiền này tăng giá mạnh lên tới 17% từ đầu năm đến cuối quý 3/2016 đã khiến khoản lỗ của đơn vị này tăng mạnh, lên tới 6.730 tỉ đồng.



Xem thêm >>> Relay nhiệt Schneider



Ngoài ra, giá nhiên liệu đầu vào như than nhập khẩu, dầu, nguyên vật liệu phụ tùng thay thế... tăng thì cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất của EVN.



Theo GS Long, các khoản lỗ của EVN do chênh lệch tỷ giá sẽ được hoạch toán vào cơ cấu giá điện. Do đó, EVN sẽ phải lấy từ khoản thu giá điện của người dân để bù lỗ. Nếu lỗ nhiều thì giá điện sẽ tăng cao hơn nữa.



Dự báo về giá điện năm 2017, GS Long cho rằng giá điện năm 2017 sẽ tăng, không thể giảm, bởi vì giá năng lượng trên thế giới đang có xu hướng tăng, còn tăng lên bao nhiêu thì khó dự đoán vì còn nhiều yếu tố đầu vào sẽ quyết định giá điện. Ví dụ than sẽ tăng thêm bao nhiêu, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các loại ngoại tệ mà doanh nghiệp vay để xây dựng các dự án sẽ biến thiên thế nào... Ngoài ra còn có một yếu tố quyết định khác cho giá điện năm 2017 là tình hình lạm phát trong nước.



Trong khi đó, tại cuộc họp hồi tháng 11.2016 với đại diện các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương về tình hình cung cấp điện 2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng có đưa ra nhận định năm 2017 sẽ không "ồn ào" về giá điện. Để thực hiện được điều này, bên cạnh nỗ lực của EVN, các ngành khác như dầu khí, đặc biệt là ngành than, cũng được yêu cầu có kế hoạch bảo đảm cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện. Các nhà máy thủy điện sẽ được tiến hành rà soát quy trình vận hành, vấn đề tài chính, đầu tư của EVN cũng đang từng bước được minh bạch… Đây là những cơ sở quan trọng trong việc bảo đảm sản lượng cũng như không để “ồn ào” về giá điện

Xem thêm >>> Biến tần ATV312H055M2



Đăng bởi:

Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân

Trụ sở chính: 12/5C KP Nhi Đồng 2, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Show room: 4A/34 St.1 – Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Dĩ An – Bình Dương

Điện Thoại: 0650 3736679

Fax: 0650 3796512

Email: hoanguyen@khanghuantech.com