android.vn/images/tintuc/2014/12/08/37367_1.png" border="0" alt="" />​
dẫn lời từ một người từng tẩu thoát khỏi triều tiên, reuters cho biết, các chuyên gia máy tính tại phòng 121 đều là những người cực kỳ tài năng và là một bộ phận quan trọng trong tổng cục tình báo và trinh sát của nước này. cơ quan này theo khẳng định, được hoạt động dưới sự bảo trợ của quân đội và nhà nước.
nguồn tin nói rằng, cơ quan này chắc chắn có dính líu tới nhiều vụ tấn công mạng do nhà nước triều tiên bảo trợ, đồng thời cơ quan này còn có nhiệm vụ chuyên trách khác là do thám và phá hoại kẻ thù.
hiện nay, căng thẳng trên báo đảo triều tiên vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng chính vì vậy mà hàn quốc vẫn luôn là mục tiêu số một của các cuộc tấn công mạng. tuy nhiên, triều tiên cũng không giấu giếm sự thù ghét với các quốc gia phương tây, trong đó có mỹ. do vậy, đã có những nghi vấn mạnh mẽ hướng về triều tiên trong thời gian gần đây liên quan tới việc công ty sony pictures tại mỹ bị tấn công.
đã có những cáo buộc khác liên quan đến nhóm tin tặc guardians of peace, chính là những kẻ đứng sau vụ việc này. thế nhưng, hầu hết mọi tư tưởng công kích cho tới nay vẫn đều không ngừng hướng tới triều tiên. chắc hẳn, những ai có theo dõi những diễn biến gần đây liên quan tới vụ tấn công mạng trên đều biết bộ phim the interview. đây chính là ngòi nổ bùng lên những nghi vấn liên quan đến triều tiên.
bộ phim kể về hai nhà báo được thuê bởi cia (mỹ) với nhiệm vụ đi ám sát chủ tịch kim jong-un. ngay sau đó không lâu, các quan chức triều tiên đã đâm đơn khiếu nại lên liên hiệp quốc. tuy nhiên, vấn đề này đã bị lờ đi khiến triều tiên rất bức xúc và thậm chí còn miêu tả thái độ đó như là một "hành động chiến tranh".
năm ngoái, cũng xảy ra vụ việc hơn 30.000 máy tính tại các ngân hàng hàn quốc và các đài phát phát thanh/truyền hình bị tấn công. tất nhiên, mọi nghi vấn của các chuyên gia an ninh mạng và giới chức đều tiếp tục đổ dồn về phía triều tiên.
trở lại vấn đề được nói đến, đó chính là những chuyên gia máy tính ưu tú trong hàng ngũ bí mật phục vụ nhà nước. như đã nói, họ đều là những người tài năng nhất cả nước và được nhận khen thưởng rất hậu hĩnh.
theo jang se-yul, một cựu sinh viên ngành khoa học máy tính của trường đại học quân sự triều tiên nói với reuters, các ứng viên cho văn phòng 121 đều được tuyển chọn và đào tạo khá kỹ lưỡng từ tuổi 17. địa điểm tập huấn của họ được chọn là trường đại học tự động hóa. sau 5 năm học tại trường trên, các sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp chỉ tiêu để gia nhập vào phòng 121. tuy vậy, không phải dễ dàng gì để có thể vào đây khi chỉ có 100 người được chấp nhận trong tổng cộng 2.500 hồ sơ nộp vào.
hiện có xấp xỉ khoảng 1.800 hacker đang làm việc tại các đơn vị chuyên biệt này. mục tiêu và nhiệm vụ chính của họ là tiến hành các chiến dịch tấn công mạng, cái mà triều tiên coi như là "chiến tranh bí mật", jang cho biết thêm.
đặc biệt, jang kể, một trong những người bạn của ông còn đang làm việc cho một nhóm hoạt động bí mật ở nước ngoài dưới hình thức công ty thương mại. khi anh này trở về nhà, thậm chí gia đình anh ta còn được nhà nước cấp cho cả một căn hộ cao cấp tại thủ đô bình nhưỡng để sinh sống.
triều tiên vẫn nổi tiếng như là một đất nước với đủ thứ vấn đề từ chế độ độc tài cho tới các vấn đề kinh tế, sự nghèo đói, chạy đua hạt nhân và không thể thiếu được chính là lòng hận thù gay gắt với các quốc gia phương tây, trong đó có mỹ.
mặc dù bị cô lập hay nói đúng hơn là triều tiên tự đưa mình vào thế cô lập, thế nhưng sự hạn chế về công nghệ và tri thức từ phương tây không làm quốc gia này nhụt chí, đặc biệt là một số thành quả nghiên cứu trong một số lĩnh vực liên quan đến khoa học, nông nghiệp và sản xuất.
ở một góc độ khác, mặc cho nhận được khá nhiều chỉ trích từ giới lãnh đạo quốc tế về chương trình hạt nhân cũng như tình trạng vi phạm nhân quyền, thế nhưng triều tiên vẫn được các nước phương tây hết sức quan tâm, giúp đỡ. đơn cử là trường đh. khoa học và công nghệ bình nhưỡng cho đến nay vẫn được nhận các khoản viện trợ từ phương tây và chỉ một số ít các trường đh tại đây cho phép giáo viên nước ngoài vào giảng dạy.
tuy nhiên, dù nhìn ở góc độ nào đi chăng nữa thì vẫn rất khó có thể hiểu được tại sao một quốc gia, với phần lớn dân số còn đang nghèo đói như vậy, lại luôn đổ dồn mọi nguồn lực vào các chương trình hạt nhân lãng phí, sau đó còn là vũ khí chiến tranh và giờ đây là khoa học máy tính và kỹ năng chiến tranh mạng.
nói thế để thấy rằng, trong khi hầu hết dân số đều bị hạn chế truy cập internet thì chỉ có một số người, với chuyên môn máy tính của họ đã có thể dễ dàng trở thành những công dân ưu tú và gọi là "có ích" cho đất nước. đó là một cách nhìn châm biếm hơn là cổ xúy cho lối tư duy phát triển nhân tài theo hướng lệch lạc của triều tiên.
tiến thanh
theo zdnet, cnet






theo : news. nguồn : vnreview