android.vn/images/tintuc/2015/05/24/41968_1.png" border="0" alt="" />
windows store - nơi tràn ngập các ứng dụng vi phạm bản quyền trắng trợn
khi tìm kiếm từ khóa "super mario" trên windows phone store, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều kết quả trùng khớp. tất cả đều sử dụng các hình ảnh của nintendo, thương hiệu của nintendo. một số kết quả thậm chí còn là một bản… copy đầy đủ của tựa game kinh điển này.
vấn đề là ở chỗ nintendo chưa bao giờ đưa super mario lên các hệ điều hành di động (kế hoạch phát hành ứng dụng smartphone của nintendo hiện giờ vẫn chưa được thực hiện). nói cách khác, tất cả các ứng dụng windows phone có chứa cụm từ "super mario" đều là các ứng dụng vi phạm bản quyền.
ngay từ khi ra mắt, chợ ứng dụng của microsoft đã ngập chìm trong vũng lầy của nạn vi phạm bản quyền: windows store ngập tràn các ứng dụng "nhái", các ứng dụng có tính chất lừa đảo, các ứng dụng xâm hại nghiêm trọng tới các show truyền hình, các bộ phim, các đĩa nhạc và các tựa game nổi tiếng khác.
ví dụ, mới chỉ trong tháng trước, microsoft nhận được cảnh báo của cnet về một ứng dụng có giá 6 usd (khoảng 132.000 đồng) cho phép người dùng có thể thoải mái xem series "trò chơi vương quyền" ("games of thrones"). sau khi gỡ ứng dụng này khỏi windows store, microsoft khẳng định đã và luôn đặt nặng vấn đề bản quyền.

các ứng dụng 2 usd trên windows store sẽ cho phép bạn truy cập các tài sản trí tuệ có giá hàng trăm usd
nhưng, cho đến tận bây giờ, các ứng dụng tương tự như vậy vẫn tồn tại trên windows store. thực trạng của windows store không hề cải thiện sau khi microsoft tuyên bố đẩy mạnh tìm và xóa bỏ ứng dụng giả danh các ứng dụng nổi tiếng như spotify hay facebook messenger.
thực tế, ngay cả apple lẫn google cũng đều không thể tránh khỏi tình trạng tương tự trên itunes app store hay google play. song, vấn đề của microsoft vẫn là nghiêm trọng hơn cả: trong khi đối với app store và google play, tình trạng để lọt ứng dụng vi phạm bản quyền chỉ là "chuyện xưa nay hiếm", trên windows phone store nói riêng và windows store nói chung, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng vi phạm bản quyền trắng trợn. các ứng dụng giả mạo các tài sản trí tuệ nổi danh như "games of thrones" hay "breaking bad" tràn ngập windows store.
ví dụ điển hình cho nạn xâm phạm bản quyền trên windows store là một ứng dụng có tên freeflix. trên ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng tìm xem các tựa phim mới chỉ ra mắt chưa đầy 2 tháng như "furious 7". không chỉ có vậy, freeflix còn copy giao diện của netflix một cách trắng trợn, bao gồm cả cái tên "nhái" theo dịch vụ xem phim online trả phí lớn nhất thế giới lẫn giao diện đậm sắc đỏ/đen đặc trưng. microsoft nghiễm nhiên để ứng dụng này tồn tại trên chợ ứng dụng của mình với hơn 1000 lượt đánh giá 5 sao.

freeflix: sự kết hợp giữa nội dung "ăn cắp" và giao diện... nhái
các tựa game là đối tượng bị vi phạm trầm trọng hơn cả. ví dụ, một tựa game có tên "temple dead target: spongebob mario pocket epic" trên windows store đồng thời vi phạm tới… 4 tài sản trí tuệ cùng lúc. tên nhà phát triển của tựa game này là… "mine-craft", nhái theo tên một tựa game xây dựng rất nổi tiếng hiện nằm dưới quyền sở hữu của chính… microsoft.
trong khi trên google play, các nhà phát triển có ý đồ xấu buộc phải sử dụng chiến lược "bóp méo" các tài sản trí tuệ để lách luật (ví dụ như ra mắt các tựa game có tên "super jario" thì trên windows store, ngay cả những cái tên như "despicable me: super mario surfers pocket edition" vẫn được ngang nhiên tồn tại.
các nhà phát triển cỡ nhỏ bị ảnh hưởng trầm trọng hơn cả bởi nạn xâm phạn bản quyền trên windows store. vào tháng 2 vừa qua, red hook studios, nhà phát triển của tựa game darkest dungeons lên tiếng thông báo tựa game của họ đã bị copy và đăng tải trái phép lên windows store. tác giả của ứng dụng nhái này ("balaji chowdary") cố tình bỏ qua tên của red hook studios trong mục tác giả và bán "tác phẩm" của mình với giá 4 usd (gần 90.000 đồng) cho mỗi lượt tải.
để có thể ra mắt darkest dungeons với giá 20 usd (khoảng 440.000 đồng), red hook studios đã phải nhờ tới một chiến dịch gây vốn cộng đồng trên kickstarter. sự kiện darkest dungeons bị "nhái" trên windows store là một sự xúc phạm tới cả studio này lẫn các fan chân chính của trò chơi.

vụ việc của darkest dungeons khiến lòng tin của các nhà phát triển phần mềm chân chính vào microsoft bị sụt giảm nghiêm trọng
trong khi microsoft thường xuyên xử lý các vụ việc tương tự rất nhanh chóng (bằng cách xóa các ứng dụng vi phạm), sự tồn tại của các ứng dụng vi phạm bản quyền trắng trợn trên windows store cho thấy sự tắc trách và kém cỏi của công ty phần mềm số 1 thế giới. thực trạng đáng lo ngại này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề tới windows nói chung và windows phone nói riêng: cho đến tận bây giờ, điểm yếu về ứng dụng vẫn là nguyên nhân chính khiến cho microsoft không thể bắt kịp google và apple. nguy hiểm hơn, một số công ty (ví dụ như google) còn cố tình không ra mắt ứng dụng cho windows phone, mở rộng đường cho các ứng dụng ăn theo (và giả mạo) "làm mưa làm gió" trên windows store.
vấn đề là ở chỗ, liệu microsoft có thực sự muốn "dọn dẹp" windows store? số lượng 500.000 ứng dụng của chợ ứng dụng windows vốn đã không bằng một nửa google play và ios app store. nếu xóa hết các ứng dụng nhái như vậy, liệu con số 500.000 sẽ giảm xuống còn 400.000 hay 200.000? chưa kể, cũng giống như apple và google, microsoft cũng hưởng 30% doanh thu ứng dụng trên chợ ứng dụng của mình. sẽ là không có gì khó hiểu nếu như microsoft đang cố tình bỏ mặc cho chợ ứng dụng của mình rơi vào tình trạng tồi tệ như hiện nay.
bất kể câu trả lời của microsoft là gì, chỉ còn vài tuần lễ nữa, windows 10 sẽ ra mắt và chính thức mở ra một chương mới cho hệ điều hành số 1 thế giới. nếu như "vũng bùn bản quyền" windows store không được dọn dẹp sớm, microsoft gần như chắc chắn sẽ vĩnh viễn tụt lại phía sau trong cuộc đua di động, và tầm nhìn "một hệ điều hành, tất cả các thiết bị thông minh" của gã khổng lồ phần mềm sẽ mãi mãi chỉ là… tầm nhìn mà thôi.
lê hoàng
theo cnet


theo : news. nguồn : vnreview