android.vn/images/tintuc/2015/04/14/40945_1.png" border="0" alt="" />
trong ngày thứ sáu vừa qua, apple đã chính thức cho phép người tiêu dùng được đặt hàng trước cả 3 phiên bản của chiếc apple watch (từ bản watch bình thường cho đến bản edition giá 17.000 usd). chỉ trong vòng vài phút, tất cả những chiếc watch này đều đã cháy hàng. nếu muốn là người tiếp theo sở hữu apple watch, bạn sẽ phải đợi thêm ít nhất là 4 đến 6 tuần (kể từ sau ngày lên kệ 24/4) ngay cả khi đặt hàng từ bây giờ.
công ty của tim cook hiện tại chỉ cho phép đặt hàng online thay vì đưa apple watch ra cửa hàng bán lẻ. người hâm mộ thậm chí có lẽ sẽ phải đợi quá ngày 24/4 để được "diện kiến" chiếc apple watch trong các cửa hàng apple store. điều này cho thấy apple có vẻ đã dự toán được khá chính xác nhu cầu vượt bậc dành cho chiếc smartwatch mác táo đầu tiên.
thành công của apple watch có một điểm hết sức đặc biệt: đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một công ty tuyên bố đã bán "cháy hàng" smartwatch. một báo cáo gần đây của slice intelligence, lượng apple watch được người tiêu dùng đặt mua trong đợt hàng đầu tiên là 1 triệu máy. apple bán hết lượt hàng đầu tiên của apple watch chỉ trong vòng chưa tới nửa giờ đồng hồ! để tiện so sánh, hãy nhớ lại rằng, samsung chỉ bán được 50.000 chiếc galaxy gear tới người dùng dù đã xuất xưởng gần 800.000 chiếc trong vòng 2 tháng. rõ ràng, so với những đối thủ smartwatch đi trước, apple watch mang trong mình rất nhiều điểm khác biệt. đâu là lý do khiến apple watch thành công (bước đầu)?
đánh tan mọi lời chỉ trích của antifan
những người căm ghét apple có thể sẽ đưa ra giả thuyết rằng apple đã cố tình sản xuất một lượng rất ít hàng cho đợt bán đầu tiên để tạo ra một cơn sốt "ảo" cho apple watch. nhưng, một thông tin do reuters thu thập được cho biết chỉ riêng số tiền apple dành cho các mẩu quảng cáo trên tv kể từ sự kiện 9/3 cho đến nay đã là 38 triệu usd, một khoản tiền tương đương với tổng số tiền mà apple dành cho chiến dịch marketing của iphone 6 và iphone 6 plus trong suốt 5 tháng vừa qua (42 triệu usd). tổng số lần trình chiếu của các mẩu quảng cáo này là 300 lần, bao gồm trong giờ nghỉ của các series phim "hot" nhất là better call saul và the walking dead. một cơn sốt "ảo" sẽ chỉ phục vụ mục đích quảng bá cho sản phẩm. liệu apple có bỏ ra một đống tiền để chiếu quảng cáo cho sản phẩm của mình và rồi cố tình "găm" hàng chỉ để đạt được cùng một mục đích, theo một cách kém chắc chắn hơn?
điều này đưa chúng ta đến với lời xì xào thứ hai của những kẻ căm ghét apple: bộ máy marketing của apple "mê hoặc" người dùng để họ tham gia vào "gia đình táo". nhưng, chẳng phải samsung và motorola cũng đã dành ra một đống tiền để quảng bá chiếc galaxy gear và moto 360 hay sao? quảng bá sản phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trên con đường dẫn tới thành công, nhưng sức đón nhận hời hợt dành cho các dòng smartwatch tizen và android wear cho thấy marketing không phải là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa apple watch và các đối thủ đi trước.
samsung cũng đã dành một đống tiền để quảng bá cho galaxy gear
cuối cùng, hãy thử tưởng tượng đến kịch bản rằng nếu samsung, lg hay motorola sản xuất một chiếc đồng hồ giống hệt như apple watch, liệu người tiêu dùng có "phát cuồng" về chiếc smartwatch này đến thế? câu trả lời cũng vẫn là "không", bởi apple vẫn nắm trong tay một lượng fan trung thành đông đảo và hệ sinh thái ứng dụng được các nhà phát triển ưu ái hơn tất cả. xét cho cùng, bất cứ nhà phát triển nào cũng muốn xây dựng cho mình một lượng người dùng trung thành và dư dả, sẵn sàng bỏ tiền vào các ứng dụng/dịch vụ mạng. các nhà sản xuất android, cũng như microsoft-nokia và blackberry, đã không làm được điều này. lượng ifan đông đảo này không phải bỗng dưng xuất hiện, mà là thành quả cho chiến lược lâu đời do apple đặt ra cho tất cả các sản phẩm phần cứng trước đây.
smartwatch mang lại giá trị gì cho người dùng smartphone?
tạm gác đi những lợi thế đến từ quá khứ, hãy cùng nhìn vào chiếc apple watch để nhận ra điều khác biệt cốt lõi nhất của smartwatch mác táo so với galaxy gear s hay moto 360. từ thời kỳ của chiếc pebble màn hình mực điện tử cho đến những chiếc android wear đầu tiên, smartwatch vẫn chủ yếu đảm nhận hai công việc chính: hiển thị lại thông báo từ smartphone và đo nhịp tim (phục vụ cho sức khỏe/luyện tập). điều này đặt ra câu hỏi: nếu có smartphone rồi, thì smartwatch sẽ mang lại thêm giá trị gì cho người dùng?
bộ phận camera xấu xí của galaxy gear
khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, sai lầm của phần lớn các nhà sản xuất là thêm thắt quá nhiều tính năng cho smartwatch. samsung và lg mang kết nối di động lên các sản phẩm gear s và g urbane của mình; một vài mẫu galaxy còn được trang bị cả camera độc lập. một sai lầm phổ biến khác là gia tăng kích cỡ màn hình, khiến cho thiết bị trở nên thực sự thô kệch mà trong khi vấn đề về tính tiện dụng vẫn tồn tại. lý do là rất đơn giản: màn hình smartwatch dù có to đến mấy cũng không thể cung cấp đủ diện tích cho người dùng gõ qwerty. câu hỏi "có thêm gì so với smartphone" vẫn chưa được trả lời, và việc thừa thãi quá nhiều tính năng hay dùng màn hình lớn sẽ gây ảnh hưởng đến thời lượng pin smartwatch.
thậm chí, các nhà phát triển pebble và android wear còn mang... game lên chiếc smartwatch của họ. hãy cùng nhìn nhận một cách thực tế và trả lời câu hỏi: liệu bạn có muốn giữ cổ tay trái 5 phút ở vị trí xem giờ đồng hồ rồi dùng tay phải để chơi game hay không? câu trả lời, quá rõ ràng, là "không".
nỗ lực tích hợp bàn phím qwerty khiến gear s trở nên thô kệch
apple watch được thiết kế với một tôn chỉ khác hoàn toàn: chiếc smartwatch này sẽ là một tuyên ngôn về thời trang và là một phụ kiện có thể đem lại một trải nghiệm số khác biệt cho người dùng iphone. trong các đoạn quảng cáo cho watch, apple thẳng thừng thừa nhận giới hạn về kích cỡ màn hình của smartwatch, và cũng không một lần đề cập tới game hay các loại ứng dụng đòi hỏi quá nhiều thời gian/thao tác từ người dùng (ví dụ như chỉnh sửa ảnh, ghi chú...).
một hướng đi tương tự được dành cho ứng dụng: phải đến năm sau apple watch mới hỗ trợ ứng dụng của bên thứ 3. rõ ràng, chạy đua tính năng/ứng dụng không phải là trọng tâm của apple watch, bởi iphone (và smartphone android) đã thực hiện các mục tiêu đó rất tốt. giá trị của apple watch là ở chỗ, chiếc đồng hồ này sẽ cho phép người dùng bỏ qua các thông báo "rác" từ smartphone một cách nhanh nhất có thể.
triết lý khác biệt mang đến trải nghiệm khác biệt
triết lý giảm thiểu thời gian tương tác là một trong những điểm khác biệt căn bản nhất của apple watch và android wear. ví dụ, tính năng quickboard trên watch sẽ tự động phân tích tin nhắn vừa nhận được để giúp người dùng có thể đưa ra câu trả lời nhanh nhất. ví dụ, khi được hỏi "tối nay ăn pizza hay sushi?", chiếc smartwatch sẽ hiển thị sẵn các tùy chọn "pizza" và "sushi". bạn có thể cài đặt thêm một số câu trả lời mặc định khác để sử dụng cho các tình huống thường xuyên diễn ra, ví dụ như "đang trên đường đến" hoặc "ok".
trong mọi tình huống, moto 360 sẽ yêu cầu bạn trả lời tin nhắn bằng giọng nói
ngược lại, khi trả lời tin nhắn trên moto 360, android wear sẽ đưa bạn đến thẳng với google now để nhập văn bản bằng giọng nói. hoặc, galaxy gear s đưa bạn đến với bàn phím qwerty đầy đủ - kích cỡ của các phím chữ quá bé khiến trải nghiệm gõ chữ trở nên khó khăn, chưa kể chắc chắn sẽ không một người dùng nào thích phải giữ tay trái ở vị trí xem giờ và nhập một tin nhắn hàng chục ký tự bằng tay phải. triết lý "giảm thiểu thời gian cho mỗi lượt tương tác" gần như không tồn tại trên các dòng smartwatch trước apple watch, và đó là lý do quan trọng nhất giúp cho chiếc smartwatch mác táo vượt lên phía trên.
quan trọng hơn hết, apple mang đến cho người dùng những trải nghiệm thực sự hoàn thiện để giúp apple watch có thể hoàn thành vai trò "bộ lọc thông báo rác". ví dụ, mỗi lần thông báo được chuyển từ iphone tới watch, chiếc watch sẽ chuyển sang hiển thị đầy đủ chi tiết thông báo (nếu người dùng giữ tay trong thời gian lâu) hay tắt màn hình (nếu người dùng đưa tay xuống). trái ngược lại, android wear đòi hỏi bạn phải bật màn hình và tương tác với tất cả các thông báo được gửi lên smartwatch. điều này đưa chúng ta trở lại với câu hỏi: nếu bạn vẫn phải trượt tay để tắt tất cả các thông báo nhận được, tại sao bạn lại phải mua smartwatch android wear khi đã có smartphone android?
digital crown: một giải pháp vô cùng đơn giản, nhưng không ai nghĩ đến
digital crown
khi đã lựa chọn hướng thiết kế apple watch trở thành phụ kiện, apple cũng làm được nhiều điều mà các nhà sản xuất trước đó không nghĩ đến. ví dụ, moto 360 được thiết kế với màn hình khá to để khắc phục điểm yếu cố hữu về diện tích màn hình của smartwatch. nút bấm bên cạnh chiếc smartwatch tuyệt đẹp của motorola không có tính năng xoay, mà chỉ đóng vai trò tương tự như nút home/nguồn trên điện thoại. trái ngược lại, đoạn video hướng dẫn đầu tiên dành cho apple watch mang một thông điệp khá rõ ràng: màn hình smartwatch rất nhỏ, nếu dùng ngón tay thì sẽ rất bất tiện. hãy sử dụng đến vòng xoay digital crown.
khi nhìn lại vào digital crown, bạn sẽ thấy rằng đây là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên. apple không hề sai khi ví digital crown với vòng xoay clickwheel trên chiếc ipod đầu tiên. những chiếc máy nghe nhạc mp3 ra đời trước ipod đều có màn hình số rất nhỏ và sử dụng nút bấm để duyệt bài, buộc người dùng phải trải qua quá nhiều công đoạn để tìm tới bài hát ưa thích. khi ra mắt cùng màn hình lớn, clickwheel giúp cho người dùng có thể thoải mái tìm duyệt kho nhạc khổng lồ của họ trên chiếc ipod có dung lượng hàng chục gb. một giải pháp thông minh, đơn giản, nhưng trước apple, chẳng ai nghĩ đến. kịch bản này một lần nữa lặp lại với digital crown: tại sao trước apple, cả samsung, lg và motorola đều không nghĩ đến việc sử dụng một thiết kế đã tồn tại trên đồng hồ truyền thống để cuộn trang?
nút bấm của moto 360 chỉ đóng vai trò nút home
bên cạnh digital crown, sự thừa nhận về kích cỡ màn hình hạn chế cũng là động lực thúc đẩy apple đi tìm những kênh chuyển tải thông tin mới cho apple watch. trong bối cảnh rất nhiều người dùng cố gắng hạn chế âm thanh báo hiệu từ các thiết bị di động, đội ngũ thiết kế của apple đã dày công chế tạo ra bộ "gõ" taptic cho apple watch. nhịp điệp gõ và tần suất gõ của apple watch lên cổ tay sẽ giúp người dùng nhận biết các loại thông báo khác nhau và đưa ra phản ứng phù hợp (bỏ qua hoặc tiếp tục mở lên xem). tất cả những gì android wear có lại chỉ là những tiếng rung vô hồn, không có quá nhiều giá trị về thông tin và cũng gây cảm giác rất khó chịu trên cổ tay.
hoặc, để giải quyết vấn đề diện tích màn hình giới hạn, apple đưa thêm một kênh nhập liệu mới cho người dùng: nhận biết lực nhấn lên màn hình thông qua force touch. android wear không hề có tính năng nhận biết lực nhấn mạnh hay yếu, và bởi vậy thiếu đi hẳn một kênh thông tin để nhận lệnh từ người dùng. nói tóm lại, android wear, pebble hay các thế hệ smartwatch trước đó đều vẫn rơi vào vòng quay luẩn quẩn "có smartphone thì mua smartwatch làm gì" bởi một lý do duy nhất: khi thiết kế smartwatch, các nhà sản xuất trước apple không thể vượt khỏi giới hạn suy nghĩ về smartphone.
niềm hy vọng cho cả một phân khúc sản phẩm mới
không thể phủ nhận được rằng tương lai của chiếc apple watch vẫn chưa thực sự chắc chắn. chúng ta sẽ phải đợi thêm ít nhất là 3 tháng nữa, khi tim cook công bố kết quả tài chính cho quý tháng 4 – tháng 6, và khi người dùng đã quen với để nhận định xem liệu chiếc smartwatch này có thực hiện được nhiệm vụ "lọc thông báo" của mình hay không. nhưng, ai cũng có thể nhận thấy rằng tất cả các sản phẩm phần cứng của apple trong thời gian gần đây đều đạt được mức độ thành công nhất định, bao gồm cả chiếc mac mini ít người để ý tới hay chiếc macbook 2015 "vừa mới ra đời đã bị chê vì thiếu cổng". bởi vậy, có thể nói rằng, thành công ban đầu của apple watch là một tín hiệu tốt lành cho một phân khúc sản phẩm hoàn toàn mới của apple.
thành công của apple sẽ không chỉ có ý nghĩa với apple, mà là với toàn bộ ngành sản xuất smartwatch nói riêng và lĩnh vực thời trang công nghệ nói riêng. trong 2 năm qua, các thiết bị đeo thông minh được kỳ vọng sẽ trở thành các phân khúc sản phẩm có tầm ảnh hưởng không thua kém smartphone và tablet, nhưng tất cả những gì người dùng nhận được cho đến thời điểm này vẫn là sự thất vọng. ngay cả android wear về thực chất cũng chỉ là một nền tảng hiển thị trên đồng hồ có tương thích với android bản chính. ít nhất, apple đã thuyết phục được người dùng sử dụng smartwatch, và chiếc watch cũng mang trong mình những điểm khác biệt rất rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh. đó cũng chính là lý do vì sao bạn khó có thể phủ nhận apple watch thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho ngành thời trang công nghệ, bất kể là bạn có phải là fan của apple hay không.
lê hoàng
theo : news. nguồn : vnreview
Tiểu sử bà cây đa - Bà Chúa Năm Phương Bà giáng sinh vào nhà họ Vũ tại làng cổ Gia Viên (xưa có tên là làng Cấm), thuộc tổng Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nay thuộc...
Văn khấn bà chúa cây đa 13 gốc cách sắm lễ tại Hải Phòng