-
iPhone cũng có "nút Back" như Android ấy chứ?
Nói đúng hơn thì iPhone có một cơ chế điều khiển gần giống hệt như nút Back trên điện thoại Android.
Câu chuyện nút Back trên Android có lẽ sẽ không bao giờ ngừng gây tranh cãi, bởi nút bấm ấy là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Android và iOS. Người dùng iOS rõ ràng là chẳng cần nút Back mà vẫn "sống tốt" suốt 11 năm qua.
Còn người dùng Android có lẽ đã quá quen với trải nghiệm nút Back cũ, quen đến mức mà, khi có thanh điều hướng "ẩn hiện" trên Android Pie và Pixel 3, họ đã vội... hoang mang tìm cách bật thanh điều hướng cũ trở lại.
Tranh cãi như vậy nhưng ít người biết rằng iOS thực ra lại cũng có một "nút Back" của riêng mình. Trên phần lớn các ứng dụng iOS, bạn có thể trượt tay (swipe) từ cạnh trái để trở về màn hình trước đó. Ví dụ, nếu bạn click vào một bài đăng trên Facebook, bạn có thể swipe theo cách trên để trở về News Feed.
Cơ chế này thực chất cũng giống nút Back của Android trên một khía cạnh kỳ cục: bạn swipe ở đâu là việc của bạn chứ không phải việc của... nhà phát triển ứng dụng. Do đó, việc bạn swipe để "back" tại các màn hình không nên có nút Back cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Ai cấm được bạn swipe trên màn hình News Feed gốc, trên tab Android đầu tiên hay trên menu ngoài cùng của một tựa game cơ chứ?
>> iPhone 6S cũ
>> iPhone 7 Plus cũ
>> iPhone 8 Plus cũ
Tư duy vượt trội
Ấy vậy nhưng chính cơ chế này cũng vẫn thể hiện tư duy vượt trội của Apple so với Google. Trước hết, cơ chế swipe để back hoàn toàn "ăn nhập" với trải nghiệm điều hướng bằng cử chỉ trên iPhone X (và XS, XS Max, XR)
Android hiện tại vẫn đang giữ thanh điều hướng, chỉ thay đổi duy nhất là "ẩn hiện" tùy theo nội dung màn hình đang hiển thị.
Tuy rằng cùng tạo ra một cơ chế có thể Back mọi lúc mọi nơi, Apple không gây tốn diện tích màn hình như Google: cứ màn hình nào có thể Back, Google lại phải tạo ra một dải điều hướng nhỏ phía dưới.
Quan trọng hơn, việc đặt cơ chế Back vào trí nhớ của người dùng (mọi cử chỉ điều hướng đều đến từ trí nhớ) đem đến một trải nghiệm liền mạch hơn.
Về mặt lý thuyết thì người dùng vẫn có thế swipe để back trên màn hình News Feed, nhưng trong thực tế sử dụng thì các fan Táo sẽ chẳng bao giờ làm vậy. Apple đã chọn ra cơ chế trực quan nhất, dễ hiểu nhất nhằm tạo ra một trải nghiệm mang tính phản xạ cho iFan.
Sự hiện diện thường trực của nút Back trên Android tạo ra điều ngược lại: lúc nào người dùng Android cũng bị nhắc rằng... họ có nút Back. Cho dù nút bấm này sẽ trở nên vô dụng trong rất nhiều trường hợp (trên màn hình News Feed hay trên menu ngoài cùng), Google đã tạo ra một thói quen khó bỏ cho người dùng Android: lúc nào cũng phải có nút Back.
Đến khi Google quyết định ẩn/hiện nút Back theo nội dung màn hình, người dùng Android lại bị gây rối. Các bài viết hỏi và hướng dẫn đưa cơ chế điều khiển cũ trở lại xuất hiện nhan nhản trên Internet sau khi Android Pie và Pixel 3 được vén màn.
Hãy so sánh 2 trải nghiệm đó. Một bên tạo ra trải nghiệm tự nhiên hết mức có thể, một bên tạo ra một thứ thừa thãi khiến fan của mình... gặp rối. Bên nào thiết kế tốt hơn, chắc hẳn bạn cũng đã đoán định được rồi, đúng không?
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Dự án cao cấp Altara Residences Quy Nhơn được xây dựng bởi Công ty CP Foodinco Quy Nhơn hiện đại đẳng cấp đầy phong cách nhịp sống hài hòa. Altara Residences Quy Nhơn hiện đại đẳng cấp khu phát...
Chung cư cao cấp Altara Residences Quy Nhơn hệ thống đồng bộ